Skip to content

Tại sao không nên mở thẻ tín dụng Citibank, HSBC, Standard Chartered Bank

Tại sao không nên mở thẻ tín dụng Citibanh, HSBC, Standard Chartered Bank

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu mở thẻ tín dụng thì chắc hẳn là bạn sẽ thấy đâu đó những quảng cáo, khuyến mãi mở thẻ tín dụng hoành tráng từ các ngân hàng nước ngoài như Citibank, HSBC, Standard Chartered Bank. Nào là chương trình ưu đãi tặng Vali du lịch, ưu đãi tặng Voucher mua sắm, khuyến mãi hoàn tiền…Tuy nhiên, với phần lớn khách hàng phổ thông, tức là những ai không có nhu cầu chi tiêu nhiều với thẻ tín dụng thì không nên dùng thẻ tín dụng của những ngân hàng này. Bài viết này mình sẽ phân tích chi tiết giúp bạn hiểu.

Tại sao không nên mở thẻ tín dụng Citibanh, HSBC, Standard Chartered Bank

Tại sao không nên mở thẻ tín dụng Citibanh, HSBC, Standard Chartered Bank

Hãy cẩn trọng với khuyến mãi mở thẻ tín dụng Citibank, HSBC, Standard Chartered Bank

Các chương trình khuyến mãi mở thẻ tín dụng của các ngân hàng nước ngoài Citibank, HSBC, Standard Chartered Bank luôn rất hấp dẫn. Và những ngân hàng này họ biết hiệu quả của các chiến dịch này. Vì vậy mà những năm gần đây, những bạn trẻ thường xuyên lướt web, mua sắm online sẽ rất hay bắt gặp các quảng cáo khuyến mãi mở thẻ tín dụng ví dụ như dưới đây.

Khuyến mãi mở thẻ tín dụng qua Shopee

Khuyến mãi mở thẻ tín dụng qua Shopee

Khuyến mãi mở thẻ tín dụng Citibank qua Lazada

Khuyến mãi mở thẻ tín dụng Citibank qua Lazada

Với những chương trình tặng Voucher mua sắm lên đến 2-3 triệu, chắc chắn là nhiều người sẽ cảm thấy không muốn bỏ lỡ những ưu đãi như thế này. Tuy nhiên, lưu ý đầu tiên bạn cần biết đó là các chương trình ưu đãi này luông được quảng cáo với khuyến mãi lên đến…bao nhiêu tiền đó. Tức là tùy theo từng dòng thẻ tín dụng mà chương trình khuyến mãi khác nhau. Mức khuyến mãi, quà tặng cao nhất luôn chỉ áp dụng với các dòng thẻ tín dụng hạng cao nhất với phí thường niên, phí dịch vụ vô cùng đắt đỏ.

Những lý do không nên mở thẻ tín dụng Citibank, HSBC, Standard Chartered Bank

Mặc dù các ngân hàng nước ngoài như Citibank, HSBC hay Standard Chartered Bank có nhiều dòng thẻ tín dụng, trong đó có cả các dòng thẻ tín dụng hoàn tiền (cashback). Nhưng những dòng thẻ này chỉ mang lại lợi ích đáng kể cho chủ thẻ khi bạn chi tiêu nhiều với thẻ tín dụng. Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì nếu bạn chi tiêu trung bình hàng tháng với thẻ tín dụng dưới 20 triệu thì mở các thẻ tín dụng của các ngân hàng trong nước vẫn giúp bạn tiết kiệm nhiều khoản phí hơn so với thẻ tín dụng các ngân hàng nước ngoài.

Phí thường niên và phí dịch vụ thẻ cao

Những ngân hàng như Citibank, HSBC, Standard Chartered Bank không phải là những ngân hàng có phí dịch vụ dễ thở một chút nào. Từ các khoản phí cơ bản nhất như phí phát hành thẻ tín dụng, phí thường niên thẻ tín dụng hay các loại phí, lãi phạt trong quá trình sử dụng thẻ luôn rất cao. Nếu bạn không cẩn thận trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng thì sẽ bị tính rất nhiều khoản phí “khủng”. Ví dụ dưới đây là bảng phí dịch vụ của thẻ tín dụng Citibank, HSBC.

Một số loại phí khi sử dụng thẻ tín dụng Citibank

Một số loại phí khi sử dụng thẻ tín dụng Citibank

Một số loại phí khi sử dụng thẻ tín dung HSBC

Một số loại phí khi sử dụng thẻ tín dung HSBC

Như vậy bạn có thể thấy tùy theo từng dòng thẻ mà phí dịch vụ có thể khác nhau. Tuy nhiên, những loại thẻ tín dụng hạng thấp nhất của các ngân hàng Citibank, HSBC, Standard Chartered Bank cũng đã không rẻ chút nào khi so sánh với các dòng thẻ của Techcombank hay VPBank chẳng hạn.

Tài khoản thanh toán chịu nhiều phí

Nếu như một tài khoản thanh toán mở tại MSB hay VPBank hay MBBank…thường được miễn phí hầu hết các loại phí dịch vụ thì tài khoản thanh toán ở Citibank, HSBC, Standard Chartered Bank sẽ khiến bạn phát sinh nhiều khoản phí chắc chắn không dễ chịu chút nào. Việc mở thẻ tín dụng thường yêu cầu bạn mở tài khoản thanh toán để sử dụng tài khoản này thanh toán sao kê thẻ tín dụng hàng tháng.

Nhưng với trường hợp của Citibank, một tài khoản thanh toán phải duy trì số dư bình quân tối thiểu 30 triệu hàng tháng là một yêu cầu không đơn giản chút nào, và nó cũng là một yêu cầu gây tốn kém cho chủ thẻ vì khoản 30 triệu gửi tiết kiệm mỗi năm với lãi suất 7% thì cũng phải được 2,1 triệu tiền lãi rồi.

Phí dịch vụ tài khoản của Citibank

Phí dịch vụ tài khoản của Citibank

Tài khoản thanh toán mở ở HSBC cũng phải yêu cầu duy trì số dư tối thiểu trung bình là 3 triệu/tháng, ở Standard Chartered Bank là 1 triệu/tháng. 

Phí rút tiền ATM rất cao

Khi sử dụng tài khoản thanh toán, nếu bạn đồng thời sử dụng các dòng thẻ ghi nợ của Citibank, HSBC, Standard Chartered thì bạn phải sẵn sàng chịu mức phí rút tiền ở các cây ATM ngân hàng khác ở mức rất cao.

Những ngân hàng này không nằm trong mạng lưới liên kết NAPAS. Phí rút tiền máy ATM ngoại mạng có thể lên tới vài chục nghìn cho mỗi một giao dịch rút tiền chỉ 2-3 triệu đồng. Đôi khi có thể lên tới 50.000đ – 60.000đ phí cho một giao dịch rút tiền như thế, quả là quá khủng khiếp.

Mang lưới giao dịch hạn chế

Với số lượng chi nhánh, văn phòng giao dịch hạn chế việc sở hữu thẻ tín dụng của Citibank, HSBC, Standard Chartered Bank đôi khi khiến bạn mất nhiều thời gian nếu phải ra ngân hàng làm các thủ tục tại quầy. Đi lại tốn thời gian và cũng tốn kém chi phí không khác gì các khoản phí mà các ngân hàng thu trên tài khoản, thẻ của bạn.

Tóm lại, chi phí về tài chính, thời gian là yếu tố bạn cần cân nhắc khi đăng ký mở thẻ tín dụng. Nhiều ngân hàng trong nước có dịch vụ thẻ tín dụng rất tốt và bạn gần như không mất thêm phí khi sử dụng thẻ tín dụng, nhiều trường hợp còn được hoàn tiền. Nhưng với các dòng thẻ tín dụng của Citibank, HSBC, Standard Chartered Bank thì các chương trình khuyến mãi mở thẻ thường chỉ như những miếng mồi nhử. Một khi bạn đã sử dụng dịch vụ của các ngân hàng này bạn chắc chắn sẽ chóng mặt với ma trận các loại phí phát sinh.