Công ty nhỏ, siêu nhỏ theo luật không nhất thiết phải có tài khoản ngân hàng. Nhưng việc mở tài khoản ngân hàng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn rất nhiều trong các thủ tục kê khai, nộp thuế điện tử. Bên cạnh đó về lâu dài bạn cũng sẽ cần tài khoản ngân hàng để giao dịch thanh toán tiền cho nhà cung cấp hay nhận tiền từ khách hàng. Vậy nên mở tài khoản công ty ở ngân hàng nào tốt nhất hiện nay? Nội dung bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Nên mở tài khoản công ty ở ngân hàng nào tốt nhất?
Gói tài khoản M-Business MSB cho DN vừa và nhỏ
Một trong những chương trình ưu đãi tốt nhất trên thị trường hiện nay là gói tài khoản M-Business cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ ngân hàng MSB. Với gói tài khoản doanh nghiệp này của MSB, bạn sẽ được tận hưởng rất nhiều tiện ích, dịch vụ miễn phí.
Gói tài khoản M-Business MSB cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm: Tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ quốc tế MSB Visa Debit giúp bạn thuận tiện trong chi tiêu với các giao dịch mua sắm trực tiếp qua tài khoản của công ty.
Gói tài khoản thanh toán MSB và thẻ Visa Debit doanh nghiệp miễn phí cực lớn
Như vậy, chỉ cần duy trì số dư trung bình tài khoản hàng tháng từ 10 triệu, bạn sẽ được tận hưởng trọn đời các tiện ích miễn phí của gói tài khoản doanh nghiệp M-Business từ MSB và sử dụng thẻ MSB Visa Debit miễn phí phục vụ cho các chi tiêu mua sắm cho công ty. Hãy đăng ký ngay gói tài khoản M-Business của MSB để được tận hưởng dịch vụ siêu miễn phí TẠI ĐÂY.
Mục đích mở tài khoản công ty để làm gì?
Tùy vào loại hình công ty và mô hình kinh doanh, có công ty phải giao dịch thường xuyên qua tài khoản, có công ty thì chủ yếu lại giao dịch tiền mặt. Vì vậy, trước khi quyết định xem ngân hàng nào phù hợp nhất với nhu cầu của mình thì bạn cần đánh giá xem công ty mình sẽ dùng tài khoản để làm gì?
Nếu mục đích chính là để nộp thuế: Và hàng năm bạn không có nhiều giao dịch qua tài khoản công ty thì nên ưu tiên các ngân hàng có các khoản phí quản lý tài khoản thấp. Ví dụ như Vietcombank sẽ là ngân hàng đáp ứng được tiêu chí này với tài khoản công ty có phí quản lý tài khoản chỉ 22.000đ/tháng. Bạn được sử dụng miễn phí dịch vụ internet banking và VCB m-Token để thực hiện các giao dịch online bất cứ lúc nào. Nhưng nếu bạn thường xuyên phải chuyển khoản khác ngân hàng thì Vietcombank không phải là lựa chọn hàng đầu vì các khoản phí chuyển khoản mỗi lần đều khá tốn kém.
Mục đích giao dịch thường xuyên: Với những công ty có lượng giao dịch thực hiện hàng ngày lớn thì bạn sẽ phải cân nhắc kỹ các khoản phí mỗi lần chuyển tiền. Vì những khoản phí này sẽ chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí ngân hàng hàng năm.
Tiêu chí lựa chọn ngân hàng mở tài khoản công ty
Các khoản phí khi sử dụng tài khoản công ty là tiêu chí hàng đầu mà bạn cần cân nhắc khi mở tài khoản ngân hàng cho công ty. Vậy, sẽ có những khoản phí nào trong quá trình bạn sử dụng tài khoản công ty?
Các loại phí khi sử dụng tài khoản
Phí quản lý tài khoản: Đây là khoản phí mà ngân hàng sẽ thu theo tháng hoặc theo năm. Tùy ngân hàng và gói sản phẩm mà mức phí này có thể cao hoặc thấp nhưng tối thiểu thường vào khoảng 200.000đ/năm và có nhiều ngân hàng thu mức cao hơn.
Một số khoản phí khi sử dụng tài khoản doanh nghiệp ở Techcombank
Phí sao kê tài khoản: Là khoản phí phát sinh khi bạn có nhu cầu lấy sao kê tài khoản ngân hàng. Thông thường nếu bạn lấy sao kê theo tháng tại chi nhánh mình mở tài khoản thì sẽ được miễn phí sao kê này.
Phí thiết bị Token: Là phí mua thiết bị Token ban đầu. Token có tác dụng xác thực giao dịch cho các giao dịch chuyển tiền trực tuyến.
Phí Internet Banking: Phí dịch vụ sử dụng internet banking tùy theo từng ngân hàng mà mức thu khác nhau. Ví dụ như Techcombank thu phí internet banking là 200.000đ/năm.
Phí dịch vụ Internet Banking, Token
Phí chuyển khoản qua internet banking: Phần lớn các giao dịch ngân hàng bạn sẽ có thể thực hiện qua internet. Vì vậy, bạn sẽ phải cân nhắc xem phí chuyển khoản của ngân hàng mình định mở tài khoản có hợp lý không. Bạn có thể ước tính xem mỗi tháng nhu cầu chuyển khoản của mình là nhiều hay ít để dự tính các khoản phí chuyển khoản phát sinh mỗi tháng.
Sự thuận tiện trong giao dịch
Bạn nên ưu tiên mở tài khoản ngân hàng ở chi nhánh ngân hàng gần trụ sở công ty. Trong quá trình kinh doanh, chắc chắn sẽ có không ít lần bạn/ nhân viên phải chạy ra ngân hàng làm các thủ tục, lấy sao kê tài khoản hàng tháng…Vì vậy, chọn ngân hàng ở gần sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho các công việc sau này.
Chất lượng dịch vụ
Theo mình quan sát thì các ngân hàng nhà nước như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV hiện có lượng khách hàng vô cùng lớn và ở các chi nhánh trong giờ làm việc thường xảy ra tình trạng xếp hàng quá tải quầy dịch vụ khách hàng. Đây là một trong những lý do khiến bạn sẽ mất khá nhiều thời gian nếu giao dịch ở những ngân hàng này.
Những ngân hàng tư nhân thường có quy trình phục vụ khách hàng nhanh và đơn giản hơn. Thời gian chờ cũng thường ít hơn so với các ngân hàng nhà nước mình có đề cập ở trên. Vì vậy, bạn hãy ưu tiên giao dịch qua internet và hạn chế ra các chi nhánh ngân hàng. Nếu phải thường xuyên giao dịch với nhân viên ngân hàng thì chọn mở tài khoản ở các ngân hàng tư nhân sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian.
Nên mở tài khoản công ty ở ngân hàng nào?
Nếu dựa vào các tiêu chí về phí và tài khoản công ty ít có giao dịch thì những ngân hàng như Vietcombank hay BIDV vẫn là những lựa chọn khá tốt để mở tài khoản công ty vì các khoản phí quản lý tài khoản khá hợp lý, bạn có thể không cần mua Token mà có thể nhận SMS OTP, ứng dụng Smart OTP khi thực hiện giao dịch trực tuyến.
Tuy nhiên, nếu tài khoản ngân hàng công ty bạn dự kiện sẽ thực hiện giao dịch nhiều, thường có số dư lớn thì các ngân hàng tư nhân với lãi suất tiết kiệm cao hơn rất nhiều các ngân hàng nhà nước sẽ là lựa chọn tối ưu, giúp bạn sinh lời tối đa trên các khoản tiền nhàn rỗi từ tài khoản công ty. Bên cạnh đó, với các công ty có lượng giao dịch và số dư lớn, bạn cũng sẽ dễ dàng được ưu đãi các khoản phí khi mở tài khoản ngân hàng công ty ở các ngân hàng tư nhân như VPBank, MBBank, Techcombank…