Skip to content

Tại sao không nên gửi tiết kiệm ngân hàng Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV?

Tại sao không nên gửi tiết kiệm ngân hàng Vietcombank

Năm nay mình 30 tuổi, đã đi làm được hơn 8 năm và cũng bắt đầu có những khoản tiết kiệm. Và khi có tiền dư ra mình nghĩ tới việc gửi tiết kiệm ngân hàng. Những năm đầu đi làm mình dư ra khá ít tiền và mình đã gửi tiết kiệm ngân hàng Vietcombank do mở tài khoản Vietcombank từ hồi sinh viên. Sau đó thành thói quen cứ có tiền thì lại gửi tiết kiệm Vietcombank..

Phải mất hơn 5 năm mình mới nhận ra sai lầm của mình, vì trước đây mình không hiểu sức mạnh của lãi suất kép. Đây cũng là lý do mà bạn không nên gửi tiết kiệm tại các ngân hàng Big 4 bao gồm Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV. Phần dưới đây sẽ giải thích điều này cho bạn một cách dễ hiểu nhất!

Tại sao không nên gửi tiết kiệm ngân hàng Vietcombank, Vietin, BIDV, Agribank

Tại sao không nên gửi tiết kiệm ngân hàng Vietcombank, Vietin, BIDV, Agribank

Lý do không nên gửi tiết kiệm ngân hàng Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV

Nhà bác học Albert Einstein từng nói: Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của loài người. Những ai hiểu nó, vận dụng nó sẽ giàu lên còn những ai không hiểu sẽ phải trả giá. Nếu giải thích một cách ngắn gọn thì lãi suất kép chính là việc nhận thức được công thức kỳ diệu của lãi suất là lãi mẹ sẽ đẻ lãi con. Nếu bạn biết chắt chiu các cơ hội để gia tăng lãi suất tiết kiệm thì sự khác biệt sau 20 – 30 năm là vô cùng lớn. Ví dụ dưới đây sẽ giải thích cho bạn hiểu điều này.

Gửi tiết kiệm 100 triệu trong thời gian 20 năm

Mình sẽ bắt đầu với một ví dụ cơ bản nhất. Đó là bạn có 100 triệu và bây giờ bạn đang cân nhắc xem nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào? Có nên gửi tiết kiệm Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV hay chọn ngân hàng khác?

Ở thời điểm hiện tại, các ngân hàng nhà nước Big 4 mà mình đề cập ở đây là Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV đang có mức lãi suất tiết kiệm 12 tháng là 6.5%. Trong khi đó các ngân hàng nhỏ hơn như Bắc Á, SCB, OCB, PGBank…có mức lãi lên tới 8.5%/năm. Nếu mang 100 triệu đi gửi tiết kiệm ngân hàng Vietcombank ở mức lãi suất 6.5%/năm thì sau 20 năm bạn sẽ có 352 triệu. Ngược lại, nếu bạn mang 100 triệu này đi gửi ở ngân hàng tư nhân nhỏ hơn với mức lãi 8.5%/năm thì sau 20 năm bạn sẽ có 511 triệu.

Sức mạnh của lãi suất kép mang tới sự chênh lệch rất lớn

Năm đầu tiên, mức chênh lệch chỉ là 2 triệu đồng (8.5 triệu – 6.5 triệu), nhưng mức chênh lệch này sẽ tăng dần qua các năm. Và sau 20 năm thì mức chênh lệch cực kỳ lớn (45%) do sức mạnh của lãi suất kép. Nếu bạn chịu khó chắt chiu những cơ hội chênh lệch lãi suất dù nhỏ thì qua thời gian sự khác biệt là rất lớn.

Đó là câu chuyện về lãi suất kép và sức mạnh của lãi suất kéo theo thời gian. Thay vì làm giàu cho các ngân hàng nhà nước, bạn nên nghĩ tới túi tiền của mình và cố gắng làm giàu cho mình trước. Và đó cũng là lý do mà bạn không nên gửi tiết kiệm ngân hàng Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV…Vì những ngân hàng này luôn có mức lãi suất tiết kiệm thấp nhất khi so với các ngân hàng tư nhân.

Gửi tiền ngân hàng nhỏ có an toàn không?

Chắc chắn là nhiều bạn sẽ băn khoăn là gửi tiền ngân hàng nhỏ thì có an toàn hay không? Có sợ ngân hàng phá sản hay không?

Quan điểm cá nhân của mình là như thế này. Hiện nay các hệ thống ngân hàng có mối quan hệ với nhau cực kỳ khăng khít. Ngay cả các ngân hàng nhỏ cũng có những khoản vay chéo với các tổ chức tín dụng khác và ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó, mỗi ngân hàng dù nhỏ cũng có tới hàng trăm nghìn khách hàng khác nhau. Việc để một ngân hàng phá sản có thể khiến cả hệ thống tài chính, tiền tệ của một quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đó là lý do mà trong quá khứ, những ngân hàng tư nhân như PGBank, Oceanbank, NCB dù bị âm vốn cũng không bị phá sản mà đã được ngân hàng nhà nước mua lại với giá 0đ. Tất cả các khoản tiền gửi của khách hàng đều được đảm bảo. Ngoài ra, với các khoản tiền nhỏ dưới 100 triệu thì bạn còn yên tâm là có một lớp bảo vệ thứ hai là bảo hiểm tiền gửi bắt buộc mà ngân hàng phải mua khi nhận tiền gửi từ khách hàng…

Tóm lại là mình thấy gửi tiết kiệm ngân hàng là cực kỳ an toàn…Và rõ ràng là quá an toàn nếu bạn so sánh với các kênh đầu tư cổ phiếu, trái phiếu mà hàng triệu người đang tham gia trên thị trường. Hãy tìm tới gửi tiết kiệm ở các ngân hàng có lãi suất cao, đó là cách để tận dụng sức mạnh của lãi suất kép – kỳ quan thứ 8 của nhân loại.

Ở các vùng quê chỉ có các ngân hàng nhà nước thì sao?

Hiện nay, ở nhiều vùng quê bao gồm cả các thị trấn, thị xã ở các tỉnh lẻ có thể chỉ có những ngân hàng nhà nước như Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV…Trong trường hợp này đúng là khá khó khăn nhưng không phải là không có giải pháp. Cách để có thể gửi tiết kiệm được lãi suất cao mà không cần đi lại nhiều là bạn hãy mở tài khoản ngân hàng, đăng ký dịch vụ ngân hàng trực tuyến (internet banking, mobile banking).

Tức là bạn sẽ mất một lần đi tới thành phố lớn nơi có ngân hàng đặt chi nhánh là có thể mở tài khoản được. Ví dụ ngân hàng Bắc Á, SCB thường có lãi suất cao thì bạn mở tài khoản ở đó. Sau này có thể chuyển tiền từ các ngân hàng khác vào tài khoản ở đó và tiến hành mở sổ tiết kiệm trực tuyến. Ví dụ với ngân hàng SCB, lãi suất tiết kiệm trực tuyến còn thường được cộng thêm 0.3% so với lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy.

Nhiều website so sánh lãi suất tiết kiệm trực tuyến

Nhiều website so sánh lãi suất tiết kiệm trực tuyến

Cách tra cứu lãi suất tiết kiệm xem nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào thì khá đơn giản. Hiện nay có rất nhiều trang web cập nhật liên tục lãi suất gửi tiết kiệm Vietcombank, Agribank, Vietinbank…Tóm lại là họ so sánh lãi suất của tất cả các ngân hàng luôn, để giúp bạn dễ dàng chọn được ngân hàng gửi tiết kiệm với lãi suất cao nhất.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết tại sao không nên gửi tiết kiệm ngân hàng Vietcombank và các ngân hàng nhà nước như Agribank, BIDV, Vietinbank…Và hiểu rõ sự khác biệt của lãi suất kép trong dài hạn. Hãy chịu khó tích lũy các cơ hội để gia tăng tài sản của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *